Ở Việt Nam Đánh cá bằng độc dược

Tại thôn Voòng, xã Tr’hy thuộc huyện vùng cao Tây Giang, Quảng Nam, nơi 95% người Cơ Tu sinh sống có câu chuyện người dân tộc sống dọc dãy Trường Sơn lưu truyền bí quyết đánh cá bằng vỏ cây Pachac huyền bí. Đó là bài thuốc cá bí truyền, không cho người ngoài biết, vì sử dụng không đúng cách thì cá, tôm, cua sống dưới nước bị giết sạch. Bài thuốc cá có từ ngàn đời nay, người Cơ Tu cứ thế hệ trước truyền thế sau. Những lúc thiếu thức ăn, thanh niên vào rừng lấy vỏ cây và ra suối thuốc cá. Bà con chỉ dùng những thứ có trong thiên nhiên để đánh bắt cá. Người Cơ Tu biết và bảo vệ loại cây này, nên công việc lấy vỏ cây thường giao cho những người có kinh nghiệm đảm nhận. Người Cơ Tu không khai thác theo kiểu tận diệt, phải để cá sống tiếp tục sinh sản thì lần sau mới có mà bắt, khi nước cạn đập vỏ cây cá cay mắt nổi lên, khi nước lớn nồng độ cay giảm xuống, lúc đó cá sống trở lại[4].

Bắt được cá, nhiều người Cơ Tu chẳng bán mà đem về chia cho dân làng, ngày xưa thế cha ông của họ một lần thuốc cá mang về không hết, còn nay mỗi lần đi thuốc được vài kg là nhiều. Ngày trước những con cá lăng, cá chình, cá nheo nhiều, có những con nặng hơn chục kg, cá ăn không hết đem phơi khô sử dụng quanh năm[4] Cách đây mấy năm, có máy móc đến suối Kaon đào bới đãi vàng, sau đó thải ra hóa chất, cá chết trắng suối, phần nữa nhiều dùng xung điện khiến nhiều loại cá quý gần như tuyệt chủng. Ngày trước, cá ở miền núi mang về xuôi bán, còn nay thì ngược lại, cá dưới xuôi đem lên ướp đá bụng trương phình, giá bán thì đắt đỏ, trước đây mỗi lần đi thuốc cá thì hàng chục thanh niên gùi cá về không hết, còn nay chỉ được vài kg là nhiều. Cá ngày một cạn kiệt cũng vì khai thác vàng, rồi kích điện khiến các con suối không còn cá sinh sôi[4]

Tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, ngư dân sinh sống quanh hồ Thác Bà rộ lên cách đánh bắt thuỷ sản bằng củ, hạt, lá cây rừng độc. Cả vùng dọc chu vi hồ Thác Bà dài hàng trăm cây số đều sử dụng lá cây rừng để hạ độc cá, dân lòng hồ đang dùng tàn sát cá trên diện rộng. Ở thôn Đồng Danh, xã Đại Minh, và làng Minh Danh (xã Hán Đà), cách Đồng Danh một quả đồi, có 90% ngư dân, trong đó một nửa sống bằng nghề đánh tôm đêm ở hồ Thác Bà, nửa còn lại làm nghề ruốc cá. Người Tày, Dao ở thượng hồ Thác Bà, cách Hán Đà 80 km cũng có phương pháp này, tại thôn Quyết Thắng, xã Mông Sơn sử dụng quả hoắt, người dân xã Minh Tiến, An Phú (hạ huyện Lục Yên, thượng nguồn sông Chảy) thi nhau săn cá bằng loại lá người Tày gọi là thâm. Cá hồ Thác Bà to, quý hơn nhiều nơi khác, cá trắm cỏ nặng tới 3–4 kg, còn cá chiên, cá lăng tu 20–30 kg/con. Dù săn bằng lưới, bằng độc dược đều mang ra chợ cá Cẩm Nhân để đóng thùng xốp đá lạnh, đưa theo xe khách về tận Hà Đông, Hà Nội bán, khi dùng những độc dược này thì mức tàn sát gấp trăm lần chài lưới, hủy hoại nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà[5].